CHUYÊN MỤC

Bài thuốc chữa bệnh từ cây Muồng trâu

Cây muồng trâu hay còn gọi là muồng lác là loài thực vật mọc hoang nhưng lại là loại dược liệu quý. Hầu hết các bộ phận của cây đều có tác dụng dược lý và được sử dụng để chữa trị các bệnh lý thường gặp như viêm da cơ địa, táo bón, chàm, vảy nến, dị ứng, nấm da, thấp khớp… Dưới đây bạn có thể tham khảo một số Bài thuốc chữa bệnh từ cây Muông trâu được Vườn Thuốc Nam tổng hợp.

Bài thuốc trị Viêm da cơ địa

Lá của cây Muồng trâu có khả năng kháng nấm, và kháng khuẩn rất tốt. Vì thế mà lá được rất nhiều người sử dụng để điều trị viêm da cơ địa. Sau đây là một số bài thuốc được chế biến từ lá Muồng trâu:

  • Cách 1: Bạn sử dụng lá Muồng trâu tươi, đem xay thật nhuyễn cùng với nước ấm. Sau khi xay xong, đem hỗn hợp lên đun cho đến lúc cô sệt lại. Mỗi ngày, tại vùng da bị dị ứng bạn hãy thoa hỗn hợp ở đó từ 2 đến 4 lần.
  • Cách 2: Bạn đun 200g lá Muồng trâu cùng với 2 lít nước, sau đó pha thêm nước ấm để làm nước tắm hằng ngày.

Bài thuốc trị vảy nến

Hiện nay, lá Muồng trâu được rất nhiều người sử dụng để trị bệnh vảy nến. Cách làm rất đơn giản, bạn lấy 100g lá Muồng trâu tươi, rửa sạch để ráo nước. Tiếp theo, bạn giã nhỏ lá hoặc xay nhuyễn lá với 1 thìa muối nhỏ.

Bạn dùng bông thấm nước lá Muồng trâu chấm lên khu vực da bị vảy nến. Hoặc có thể sử dụng băng gạc đắp lá đã giã trên da khoảng 30 phút, mỗi ngày áp dụng 2 lần. Lưu ý, trước khi đắp lá bạn cần vệ sinh sạch vùng da, lau khô da.

Bài thuốc trị bệnh lác đồng tiền

Theo một nghiên cứu mới đây, hoạt chất chiết xuất từ lá cây Muồng trâu có tác dụng rất tốt trong quá trình kìm hãm quá trình phát triển của nấm. Vì vậy, cây Muồng trâu luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho quá trình trị bệnh lác.

Bạn hãy chọn những chiếc lá Muồng trâu tươi, sạch sau đó đem xay nhuyễn hoặc giã nát cùng với nước chanh và một chút muối. Sau đó, đắp lên vùng da bị lác khoảng 20 – 30 phút.

Bài thuốc trị bệnh ghẻ lở

Lá Muồng trâu là một trong những loại lá được sử dụng nhiều nhất cho việc điều trị ghẻ lở. Theo khoa học, trong lá Muồng trâu chứa hàm lượng kháng chất oxy hóa cao, Vitamin C nên có thể tiêu diệt an toàn những con ghẻ, giảm ngứa, tiêu viêm và làm xẹp những vết mụn nước ở trên da.

Cách sử dụng lá Muồng trâu trị ghẻ rất đơn giản, dưới đây là 2 cách được nhiều người sử dụng nhất:

Cách 1: Sử dụng lá cây Muồng trâu

  • Bước 1: Rửa sạch lá Muồng trâu cùng với nước muối pha loãng, sau đó rửa lại lá với nước sạch và để ráo nước.
  • Bước 2: Giã nát lá cùng với một ít muối ăn
  • Bước 3: Lấy nước cốt lá cây Muồng trâu thoa trực tiếp lên vùng da bị ghẻ. Mỗi ngày kiên trì bôi khoảng 1 đến 2 lần. Không được bôi lên vị trí có vết thương hở.

Cách 2: Sử dụng rễ cây

  • Bước 1: Rửa sạch 20g rễ cây Muồng trâu, 20g lá và cành cây Kiến cò.
  • Bước 2: Giã nát 2 lá này với nhau, sau đó ngâm 1 tuần cùng với 100ml rượu trắng( rượu 45 độ).
  • Bước 3: Sử dụng tăm bông và thấm rượu bôi lên vùng bị ghẻ, mỗi ngày bôi khoảng 2 lần.

Bài thuốc trị táo bón

Ngoài có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về da, lá Muồng trâu còn được sử dụng để trị táo bón. Bạn sắc 20g Muồng trâu, 20g Chút chít và 4 đến 6g Đại hoàng cùng với 1 lít nước, đun tầm 20 phút là được. Thời gian thích hợp để uống nước là lúc trước khi đi ngủ.

Bài thuốc trị bệnh thấp khớp

Sử dụng Muồng trâu, rễ cỏ xước, quế chi, dứa dại, vòi voi dùng để điều trị bệnh thấp khớp. Sắc các vị thuốc dân gian này cùng với 1 lít nước, và đun trên lửa nhỏ cho đến khi cô đọng còn 500ml thì đổ ra bình đựng uống trong ngày.

Bài thuốc chữa trị viêm họng

Cây Muồng trâu có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh viêm họng. Dùng 100g lá Muồng trâu, đem xay nhuyễn với 250ml nước lọc. Sau đó, lọc bỏ lấy nước cốt để dùng làm nước súc miệng hằng ngày. Uống nước Muồng trâu có tác dụng làm giảm đau, rát ngứa ở cổ họng.

Dược liệu muồng trâu còn có tác dụng nhuận tràng do đó có thể gây tiêu chảy khi dùng cho người có tỳ hư hàn (đau bụng đi ngoài, lạnh bụng). Trước khi sử dụng bạn nên hỏi ý kiến của các chuyên gia y tế, hoặc bác sĩ Đông y để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Lưu ý Không nên dùng dược liệu trong thời gian dài.